Trải nghiệm taxi xanh: Xe công nghệ chạy bằng điện có gì hay?
Bình quân giá heo hơi cả nước lùi về mức 59.700 đồng/kg. So với tháng trước, giá heo hơi đã tăng 4.000 đồng/kg. Với tình hình khả quan hiện nay, nhiều người chăn nuôi đã bắt đầu tái đàn. Giá heo giống duy trì mức cao, miền Bắc lên đến 1,55 triệu đồng/con (7 - 10kg), miền Trung 1,38 triệu đồng/con và miền Nam từ 1,2 - 1,48 triệu đồng/con.Triều cường đẩy mặn xâm nhập sâu ở các tỉnh phía nam
Hôm nay 26.2, Quỹ Vì tương lai xanh (Tập đoàn Vingroup) chính thức phát động chiến dịch "Thứ 4 Ngày Xanh" - ngày khuyến khích cộng đồng chung tay thực hiện những thay đổi nhỏ nhưng thiết thực nhằm bảo vệ môi trường. Chương trình là bước đi cụ thể để hiện thực hóa cam kết lan tỏa lối sống xanh, hướng đến một tương lai bền vững cho mọi người.Theo đó, thứ 4 hàng tuần sẽ là ngày khuyến khích cộng đồng thực hiện những thay đổi nhỏ nhưng thiết thực như hạn chế đồ nhựa dùng một lần, tiết kiệm năng lượng, chuyển đổi sang phương tiện di chuyển xanh bằng xe điện… Cụ thể, các công ty thành viên và công ty liên kết của Vingroup triển khai hàng loạt chương trình ưu đãi, hoạt động xanh và sáng kiến bảo vệ môi trường.Vincom cam kết đẩy mạnh các chương trình thu gom chai nhựa và pin cũ tại các "Trạm xanh tái sinh" và các ưu đãi giảm giá khi khách hàng không sử dụng túi nilon tại những cửa hàng đối tác. Xanh SM cung cấp mã ưu đãi 12% (tối đa 2,05 triệu đồng), áp dụng cho các chuyến xe taxi Xanh trên toàn quốc vào mỗi thứ 4. V-Green công bố chương trình flash sale ưu đãi "Ngày Xanh", chiết khấu cho khách hàng lẻ đăng ký nhượng quyền. Vinhomes tăng cường các hoạt động hấp dẫn dành cho cư dân thành viên Câu lạc bộ sống xanh - văn minh - đẳng cấp tại mỗi khu đô thị… Cùng với đó, Quỹ Vì tương lai xanh sẽ khởi động chuỗi thử thách sống xanh hàng tuần trên mạng xã hội. Chương trình diễn ra từ nay cho đến hết năm 2025 với tổng giá trị giải thưởng lên tới 600 triệu đồng.Bà Lê Thái Hà, Giám đốc Điều hành Quỹ Vì tương lai xanh, cho biết: "Thứ 4 Ngày Xanh là chiến dịch mang tinh thần toàn quốc - toàn dân - toàn diện, hướng đến mục tiêu thay đổi lối sống, kiến tạo một tương lai xanh hơn cho thế hệ mai sau. Khi cả cộng đồng cùng hành động, những thay đổi nhỏ có thể tạo nên sức mạnh to lớn. Chúng tôi kỳ vọng, chiến dịch sẽ trở thành một phong trào và được lan tỏa rộng khắp đến mọi lĩnh vực trong cuộc sống".Phát biểu tại lễ phát động, Đại sứ Singapore tại Việt Nam Jaya Ratnam nhấn mạnh: "Lễ phát động chiến dịch hôm nay là một trong những minh chứng rõ nét về cam kết mạnh mẽ của Tập đoàn Vingroup trong công cuộc bảo vệ môi trường bền vững, là một điển hình tiêu biểu về cách khu vực tư nhân có thể cân bằng giữa phát triển kinh doanh với các mục tiêu xã hội và phát triển bền vững".Sống xanh cần cả cộng đồngĐánh giá cao sáng kiến của Quỹ Vì tương lai xanh, ông Trần Nam Tú, Phó vụ trưởng phụ trách Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường (Bộ GD-ĐT), gợi mở nên xây dựng các chủ đề, thiết kế hoạt động của chiến dịch "Thứ 4 Ngày Xanh" phù hợp với từng đối tượng hướng đến. Ngoài ra, hoạt động của chiến dịch phải được thường xuyên cập nhật, đổi mới; đa dạng, phong phú các hình thức truyền thông.Khi nói về lối sống xanh, Hoa hậu Lương Thùy Linh cho rằng đó không thể chỉ là nỗ lực của một cá nhân mà cần sự chung sức của cả cộng đồng. Với chiến dịch "Thứ 4 Ngày Xanh", Vingroup không chỉ mở ra một phong trào, mà còn khơi nguồn một lối sống, nơi từng lựa chọn xanh của mỗi người sẽ cộng hưởng thành một sức mạnh lớn, lan tỏa đến hàng triệu người. "Mỗi thứ 4 hàng tuần, hãy cùng nhau thực hiện những hành động xanh, tạo nên những thay đổi nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn. Vì một Việt Nam xanh hơn, sạch hơn và bền vững hơn", Hoa hậu Lương Thùy Linh chia sẻ.
Sau 6 năm hoàn thiện, chung cư vẫn chưa có chủ trương đầu tư
Chuyên gia Jenny nói: Nam giới thường thiếu axit béo omega-3. Nó đóng những vai trò quan trọng như: Hạ huyết áp; Giảm chất béo trung tính; Ngăn ngừa sự hình thành mảng bám trong động mạch; Giảm nguy cơ nhịp tim bất thường; Giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ; Giảm nguy cơ đột tử do tim ở những người bị bệnh tim.
Nhiều thay đổi sẽ được thực hiện quyết liệt ngay từ năm 2024, liên quan đến phân khúc khách hàng mục tiêu, kênh bán và mô hình bán, mô hình dịch vụ, công nghệ và cơ sở hạ tầng, quản trị rủi ro hiện đại, hiệu quả. Chiến lược Chuyển đổi được xây dựng trên lộ trình cụ thể với 3 giai đoạn, gồm Giai đoạn 2024-2025: Xây dựng và Phát triển nền tảng; Giai đoạn 2026-2027: Tăng tốc tăng trưởng và Giai đoạn 2028: Đột phá, hiệu quả và bền vững.
Serum Wicbe: Giúp ngừa mụn, thâm, nám, tàn nhang, đồi mồi
Anh Nguyễn Hoàng Thắng, chuyên gia công nghệ, đồng sáng lập dự án phi lợi nhuận Chống lừa đảo (chongluadao.vn) cho biết, ngày nay, càng nhiều người sử dụng điện thoại có truy cập internet thì cũng là môi trường lý tưởng cho các hoạt động lừa đảo hoạt động rầm rộ. Việc nhận diện những cách thức lừa đảo dường như không thể bởi thủ đoạn ngày càng tinh vi, khó phát hiện với một người bình thường. Ghi nhận thực tế cũng như từ báo cáo của hàng trăm nạn nhân, chuyên gia này nói rằng những cách thức lừa đảo thường "đội lốp" như: thông báo trúng thưởng hoặc quà tặng, giả danh nhân viên ngân hàng hoặc ví điện tử, người quen nhờ giúp đỡ, hỗ trợ nâng cấp SIM hoặc chuẩn hóa thông tin thuê bao, mời chào đầu tư tài chính hoặc tiền ảo…Bên cạnh đó, các đối tượng lừa đảo cũng giả danh cơ quan chức năng như: công an, tòa án, viện kiểm soát… nhằm gọi điện thông báo với nạn nhân đang liên quan đến một vụ án (ví dụ: rửa tiền, vi phạm giao thông), yêu cầu chuyển tiền để "phục vụ điều tra" hoặc tránh bị bắt. Chúng thường sử dụng số điện thoại giả mạo hiển thị đầu số quen thuộc để tạo niềm tin. Hoặc yêu cầu nâng cấp tài khoản VNEID, xác thực KYC (thủ thuật trong các dịch vụ tài chính) danh tính cấp 2... sau đó gửi đường link giả mạo chứa phần mềm độc hại để nạn nhân tải về. Mục đích chung chiếm quyền điều khiển điện thoại nạn nhân và rút hết tiền trong tài khoản ngân hàng, cũng như đánh cắp toàn bộ dữ liệu có trên điện thoại. Chia sẻ với phóng viên Báo Thanh Niên, Huỳnh Ngọc Khánh Minh, thành viên dự án Chống lừa đảo cho hay, mã độc điện thoại là một loại phần mềm độc hại được thiết kế để tấn công và gây hại cho điện thoại thông minh và máy tính bảng. Mã độc có thể thực hiện nhiều hành vi trái phép như: đánh cắp dữ liệu cá nhân, theo dõi hoạt động của người dùng, kiểm soát thiết bị từ xa hoặc thậm chí mã hóa dữ liệu để tống tiền.Mã độc điện thoại có thể lây lan qua nhiều phương thức khác nhau, bao gồm tải xuống ứng dụng độc hại, nhấp vào liên kết lừa đảo trong tin nhắn hoặc email, từ đó, kẻ xấu khai thác các lỗ hổng bảo mật của hệ điều hành và trở thành mối đe dọa nghiêm trọng. Một số loại mã độc phổ biến: Trojan, Spyware (phần mềm gián điệp), Ransomware (mã độc tống tiền), Adware (phần mềm quảng cáo độc hại)…Nói về cơ chế hoạt động của mã độc, Anh Minh cho rằng kẻ tấn công sẽ lừa người dùng thực hiện cài đặt các ứng dụng giả mạo như ứng dụng ngân hàng, ví điện tử, game miễn phí, phần mềm diệt virus giả; bấm vào link độc hại trong tin nhắn SMS, email lừa đảo hoặc mạng xã hội; cấp quyền quá mức cho ứng dụng mà không kiểm tra. Tiếp đến là giai đoạn tấn công đánh cắp thông tin cá nhân (danh bạ, tin nhắn, mật khẩu, tài khoản ngân hàng); chuyển hướng OTP, chặn SMS để chiếm tài khoản ngân hàng; gửi tin nhắn lừa đảo đến danh bạ để phát tán mã độc; chiếm quyền điều khiển điện thoại. "Giả mạo ngân hàng, người dùng nhận được tin nhắn từ ngân hàng thông báo tài khoản bị khóa và yêu cầu nhấp vào link để xác thực. Khi nhập thông tin, hacker lấy được tài khoản ngân hàng. Hoặc giả mạo bưu điện, người dùng nhận tin nhắn từ "VNPost" báo có đơn hàng chưa nhận và yêu cầu tải một ứng dụng giả (chứa mã độc) để kiểm tra trạng thái đơn hang", anh Minh nói.Chia sẻ thêm thủ đoạn mà nhiều người thường gặp là: "Lừa đảo qua mạng xã hội. Thông thường, tài khoản người quen bị hack, sau đó gửi tin nhắn nhờ giúp đỡ, kèm theo "file APK" hoặc link tải ứng dụng lạ. Khi người dùng tải về và cài đặt, hacker sẽ chiếm quyền điều khiển điện thoại hoặc gửi mã độc đến danh bạ của nạn nhân. Một số vụ lừa đảo trên Zalo, Messenger khi hacker giả danh bạn bè nhờ "mở file quan trọng", nhưng thực chất là file cài đặt mã độc".Để nhận diện các mã độc, anh Minh nói rằng sẽ có các đặc điểm như: điện thoại chạy chậm bất thường, hao pin nhanh dù không sử dụng nhiều. Xuất hiện quảng cáo lạ, ngay cả khi không mở trình duyệt. Các ứng dụng yêu cầu quyền truy cập bất thường (truy cập tin nhắn, camera, danh bạ…). Ngoài ra, tài khoản ngân hàng, ví điện tử bị đăng nhập từ thiết bị lạ. Có tin nhắn gửi đi nhưng người dùng không hề gửi. Xuất hiện ứng dụng lạ không rõ nguồn gốc. Điện thoại tự động bật Wi-Fi, Bluetooth, định vị, camera dù bạn đã tắt.Trong khi đó, theo anh Nguyễn Hưng, người sáng lập dự án phi lợi nhuận Chống lừa đảo, những hình thức trên phản ánh sự kết hợp giữa các chiêu trò truyền thống và công nghệ cao như AI, giả mạo số điện thoại, hoặc mã độc. Để bảo vệ bản thân, người dân không cung cấp thông tin cá nhân (căn cước công dân, họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, số điện thoại...), đặc biệt là mã OTP điện thoại cho người khác. "Mọi người, hãy chậm lại một bước, nghĩa là trước khi chuyển tiền hay cung cấp thông tin cho ai đó nên xác thực lại số tài khoản, đúng người cần chuyển tiền rồi sau đó mới thực hiện các bước tiếp theo", Hưng bày tỏ. Cần bảo mật 4 lớp, xác thực danh tính cho các tài khoản ngân hàng và tài khoản mạng xã hội . 4 lớp đó gồm: số điện thoại, email, mật khẩu, mã Authenticator (hay còn gọi là 2FA, lên CH Play (trên android) hoặc Appstore (cho iphone) tải ứng dụng tên Authenticator có hình hoa thị 7 màu. Đồng thời, xác minh thông tin qua các kênh chính thức (gọi hotline ngân hàng, nhà mạng, cơ quan chức năng địa phương...). Báo cáo số điện thoại lừa đảo cho cơ quan chức năng hoặc nhà mạng. Khóa ngay tài khoản ngân hàng bằng cách gọi lên số hotline của ngân hàng bạn dùng nếu phát hiện bị lừa đảoNếu nghi ngờ người thân, bạn bè bị hack tài khoản hoặc mượn tiền thì phải gọi ngay cho họ qua số điện thoại Zalo, Telegram, Facebook... để xác thực một lần nữa xem có chính xác không.